Thứ Hai, 20 tháng 7, 2015

5 đề án kỹ thuật ngông cuồng của Trung Quốc

Chính quyền Trung Quốc dường như khá thoải mái trong việc dành ngân sách và nguồn lực cho các dự án kỹ thuật đầy tham vọng, vốn được truyền thông quảng bá một cách rộng rãi. Mục đích là nhằm tôn vinh nước Trung Quốc với những thành tích phá kỷ lục.



Thế nhưng, các dự án này thường chỉ là các dự án ngông cuồng. Nhiều người Trung Quốc nghĩ rằng sẽ tốt hơn nếu các quan chức tập trung vào các vấn đề thực tế, như khoảng cách giàu nghèo và tình trạng ô nhiễm hiện đang bóp nghẹt các thành phố của Trung Quốc.

Dưới đây là một vài dự án thiếu thực tế nhất mà Trung Quốc đã đưa ra trong những năm gần đây. Tới nay, chưa có dự án nào cho thấy sẽ thực sự mang lại hiệu quả.

1. Tàu ngầm siêu thanh


(Ảnh: alxpin/iStock)

Vào tháng 4/2014, các nguồn tin từ quân đội Trung Quốc tuyên bố họ đang phát triển một loại tàu ngầm chạy khoảng 9.817 km/giờ và đi từ Thượng Hải tới San Francisco chỉ trong 100 phút. Họ khẳng định rằng có thể làm được điều này thông qua việc sử dụng hiệu ứng siêu khoang (supercavitation), tức là quá trình tạo ra một bong bóng hơi xung quanh vật đi chuyển để giảm ma sát và tăng tốc độ.

Nhưng các nhà khoa học khác không quá lạc quan về điều này. Ông Norman Friedman, nhà vật lý và chuyên gia vũ khí hải quân của Viện Hải quân Hoa Kỳ hoài nghi về tính hợp lý của ý tưởng.

Ngư lôi Shkal của Nga, loại ngư lôi siêu khoang nổi tiếng nhất, chỉ đạt đến tốc độ khoảng 370 km/giờ, và chỉ chạy được một khoảng cách ngắn do những hạn chế về cấu trúc. Hơn nữa, công nghệ siêu khoang khiến tàu ngầm không thể điều hướng, vì bánh lái sẽ xuyên qua bong bóng hơi.

Tóm lại, trong tương lai gần khó có ai có thể đi từ Hoa Kỳ đến Trung Quốc trong hành trình chỉ dài 2 tiếng đồng hồ.

2. Cỗ máy nhện khổng lồ


(Ảnh: Cjdby.net/Hồng Tiễn/Diễn đàn Quốc phòng Trung Quốc)

Năm ngoái, các nhà thiết kế vũ khí của Trung Quốc đã đưa ra một ý tưởng tới quân đội Trung Quốc về một con nhện robot khổng lồ, được gọi là một “cỗ xe con cua”.

Chiếc xe tăng con nhện mang tính giả thiết này sẽ dài 5,5 m và được gắn với một khẩu pháo 30mm. Về kỹ thuật, nó có 11 chân, với 8 chân chính, 2 chân ở phía sau để tự thay thế trong khi bắn phá, và một chân có tác dụng thăng bằng ở phía trước.

Không giống như các xe tăng bình thường, cỗ máy nhện này dự kiến có thể điều hướng trên địa hình núi đá. Chính quyền Trung Quốc có vẻ nghiêm túc về dự án này khi mà các kỹ sư tại Đại học Công nghệ Nam Kinh đã công bố một số báo cáo bàn về tiến triển của bản thiết kế.

3. Khách sạn hình vợt bóng bàn


(Ảnh chụp màn hình/ifeng.com)

Nhằm mục đích phô trương tính sáng tạo, thành phố Hoài Nam đã đầu tư 290 triệu USD (khoảng 6.300 tỷ đồng) để xây dựng các tòa nhà có hình vợt bóng bàn, quả bóng bầu dục, quả bóng đá, quả bóng chuyền, và quả bóng rổ. Tòa nhà hình vợt bóng bàn sẽ là một khách sạn; quả bóng bầu dục là một sân vận động; quả bóng đá là một nhà thể dục công cộng; quả bóng chuyền là một trung tâm bơi lội; và quả bóng rổ là một trung tâm thể thao.


(Ảnh chụp màn hình/ifeng.com )

Theo tờ Nhật báo Trung Quốc (China Daily ), một tờ báo do nhà nước điều hành, khách sạn hình vợt bóng bàn sẽ có các cửa sổ phòng khách hình tròn để bắt chước kết cấu của một chiếc vợt bóng bàn, còn tay cầm của vợt sẽ là một đài quan sát.


(Ảnh chụp màn hình/ifeng.com)

(Ảnh chụp màn hình/ifeng.com)


(Ảnh chụp màn hình/ifeng.com)


(Ảnh chụp màn hình/ifeng.com)

4. Một đường sắt từ Trung Quốc đến Hoa Kỳ


Tuyến đường sắt cao tốc dài nhất thế giới hiện có nối giữa Bắc Kinh và Quảng Châu.
Vào tháng 5/2009, giới truyền thông nhà nước Trung Quốc đã công bố kế hoạch xây dựng một đường ray tàu cao tốc dài khoảng 12.900 km đi qua Nga, Alaska, Canada, tới lục địa Hoa Kỳ. Chuyến tàu dự kiến kéo dài chưa đầy 2 ngày.

Những người hoài nghi về kế hoạch này đã nêu ra những trở ngại kỹ thuật trong việc xây dựng các đường hầm dưới nước từ Nga đến Alaska cũng như những thách thức về tài chính.

5. Tia laser ngoài quỹ đạo giúp chống ô nhiễm

tam nang luong mat troi

tam nang luong mat troiCác tấm pin mặt trời trên Trạm Vũ trụ Quốc tế. Trung Quốc muốn xây dựng các thiết bị thu năng lượng mặt trời lớn hơn gấp nhiều lần, các thiết bị này sẽ gửi năng lượng trở lại mặt đất bằng tia laser hoặc sóng cực ngắn. (Ảnh: NASA)

Vào cuối tháng 3 vừa qua, hãng tin Tân Hoa Xã của nhà nước Trung Quốc đã đưa tin rằng các nhà nghiên cứu Trung Quốc đang thiết kế một trạm năng lượng mặt trời ngoài không gian trị giá 1.000 tỷ USD. Trong khi chính quyền Trung Quốc nói rằng đó là một trạm điện, một số nhà phân tích tin rằng nó có thể được sử dụng như một vũ khí. Tân Hoa Xã nói rằng trạm điện này sẽ được “trang bị các tấm pin năng lượng mặt trời khổng lồ” và sẽ giúp “xua tan sương mù, cắt giảm khí nhà kính, và giải quyết cuộc khủng hoảng năng lượng.”

Thiết kế này được dựa trên ý tưởng rằng các tấm năng lượng mặt trời trong không gian sẽ nhận được ánh sáng mặt trời liên tục, không giống như các tấm pin mặt trời trên trái đất. Nhưng các kỹ sư sẽ phải phát triển các tấm năng lượng mặt trời mỏng hơn, và Trung Quốc hiện không có công nghệ gửi năng lượng trở lại trái đất một cách có hiệu quả như các sóng cực ngắn hoặc laser.

Nguồn: https://daikynguyenvn.com/y-kien/5-de-an-ky-thuat-ngong-cuong-cua-trung-quoc.html?utm_source=facebook.com&utm_medium=social&utm_campaign=Postcron.com

SHARE THIS

Facebook Comment

0 nhận xét: