Thứ Sáu, 12 tháng 6, 2015

Bé sơ sinh phá vỡ kỷ lục thế giới với cân nặng 18 kg

Trên thế giới từng có nhiều trẻ lúc "chui" ra khỏi bụng bé đã nặng gấp đôi các bạn cùng trang lứa. Tuy nhiên ngày 4/6 vừa qua, tại Bệnh viện King Edward Memorial( Ấn Độ) một sản phụ người Australia đã sinh ra một đứa bé khổng lồ, tuy mới sinh nhưng đã nặng đến 40 pound (khoảng 18 kg)

Em bé sơ sinh nặng 18 kg (bên trái) và em bé bình thường (bên phải).

Em bé sơ sinh nặng 18 kg (bên trái) và em bé bình thường (bên phải).

Các bác sĩ và y tá bệnh viện được một phen khiếp vía khi cân nặng của đứa trẻ này tương đương với cân nặng của đứa trẻ 6 tuổi, và nó đã phá vỡ kỷ lục trẻ sơ sinh nặng nhất thế giới kéo dài gần 180 năm qua.

600 POUND WOMAN GIVES BIRTH TO 40 POUND BABY

XEM VIDEO CLIP:



Trước đó rất lâu, vào năm 1839, kỷ lục được xác lập bởi một em bé Nam Phi được sinh ra với cân nặng 38 pound ( khoảng 17,2 kg).

Trang ETTV (Đài Loan) cũng trích dẫn phóng sự “Tin tức thế giới 24h” cho biết nguyên nhân em bé có cân nặng đáng kinh ngạc đến như vậy. Một phần là do liên quan đến cân nặng sản phụ, bởi mẹ của em bé này cũng rất đồ sộ với số cân lên tới 600 pound (khoảng 272 kg). Rất may rằng ca sinh này đã diễn ra tốt đẹp, mẹ tròn con vuông, và hiện tại tình trạng sức khỏe của cả hai mẹ con đều đang rất ổn định.



Khi trả lời phóng viên về ca sinh đặc biệt này, một y tá cho biết: “ Ban đầu tôi cứ nghĩ chắc phải có đến 2, thậm chí là 3 đứa trẻ, nhưng thật không ngờ lại là một anh bạn đồ sộ”.

Cô cũng chia sẻ thêm, cô đã từng tiếp nhận không biết bao nhiêu ca sinh có thai phụ thừa cân, nhưng chưa từng thấy đứa trẻ sơ sinh nào khổng lồ đến như vậy. Với kích thước và cân nặng như thế này, hai mẹ con vẫn có thể vượt cạn thành công, mẹ tròn con vuông là một điều hết sức phi thường và hiếm gặp.

Theo các bác sĩ, với trường hợp vượt cạn đặc biệt này tốt nhất thì cả sản phụ và em bé nên ở lại bệnh viện để được theo dõi một thời gian. Bởi em bé có thể rất dễ gặp một số vấn đề về đường hô hấp, đa hồng cầu, tăng bilirubin máu … cũng như khả năng thích ứng với môi trường bên ngoài kém hơn những đứa trẻ bình thường

Tin tức nguồn: http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=1173129#ixzz3cuAKJYra

SHARE THIS

Facebook Comment

0 nhận xét: