Đau nửa đầu bên trái là chứng bệnh đã xuất hiện từ hàng nghìn năm tại mọi quốc gia trên thế giới. Y học phương Tây đa nghiên cứu về chứng đau đầu bên trái này với rất nhiều công trình đồ sộ, nhưng đáng tiếc hiện nay vẫn chưa tìm được phương thuốc đặc trị.Thống kê của WHO trong những năm gần đây cho thấy 11% dân số trưởng thành trên thế giới đang phải gánh chịu các cơn đau nửa đầu, trong đó phụ nữ chiếm đến 3/4. Bệnh thường tập trung trong giai đoạn 20-45 tuổi, ảnh hưởng lớn đến chất lượng sống cũng như khả năng học tập và làm việc của người bệnh. Vậy bạn cần hạn chế và phòng tránh chứng đau nửa đầu như thế nào ?
- Chế độ ăn uống: Một số loại thức ăn đã được biết đến là yếu tố khởi phát cơn đau. Một nhật kí về các yếu tố thức ăn gây đau đầu là điều cần thiết với bất kì ai mắc đau đầu bên trái.Trong số những loại thực phẩm nên tránh, nho đỏ là loại quả mà người bệnh không nên dùng đầu tiên. Theo các nhà khoa học loại quả này chứa nhiều tyramine, một acid amin tự nhiên hình thành từ sự phân hủy của protein trong thực phẩm. Acid này khiến huyết áp của người dùng tăng và gây ra các cơn đau đầu.
- Thư giãn và thiền định có thể giúp cho quá trình căng thẳng của não được ức chế, dịu xuống, các mạch máu được thư giãn và dãn nở ra, chống lại hiện tượng rối loạn vận mạch não (co mạch) là nguyên nhân chính gây chứng đau nửa đầu…
- Sử dụng thuốc dự phòng: một số nhóm thuốc dự phòng có khả năng giảm đi đáng kể cơn đau đầu bên trái nếu được uống đúng liều và theo lộ trình nhất định. Các loại thuốc thường được sử dụng bao gồm aspirin, paracetamol (các loại thuốc giảm đau dùng không cần kê đơn), hoặc hỗ trợ điểu trị như migrin… Việc sử dụng thuốc trong điều trị bệnh đau đầu rất quan trọng những cần thận trọng khi sử dụng.
- Chế độ sinh hoạt: cần đặc biệt lưu tâm đến việc cân bằng công việc và nghỉ ngơi, bạn cũng cần luyện tập thể thao để nâng cao sức khỏe.
Ngoài ra, bệnh nhân cần uống thêm một số thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm, các loại vitamin, các chất khoáng… Bệnh nhân có thể áp dụng những phương pháp không dùng thuốc của y học cổ truyền như châm cứu, xoa bóp, day bấm huyệt, chỉnh nắn cột sống… hay điều trị bằng dược thảo cũng đem lại những kết quả tốt và không có phản ứng độc hại.
0 nhận xét: