Nếu ai đã theo dõi tình hình tài chính thế giới, thì việc nền kinh tế Hy Lạp bị khủng hoảng như thế nào chắc ai cũng đã nắm rõ, bên cạnh việc khủng hoảng kéo theo rất nhiều hệ lụy khó lường khác. Hy Lạp sụp đổ không chỉ mình đất nước này sụp đổ mà kéo theo đó là nền kinh tế của các nước khác cũng bị ảnh hưởng, chính vì thế các ngân hàng lớn trên thế giới đã quyết định trợ giúp giải quyết cơn khủng hoảng này cho Hy Lạp. Ngân hàng thế giới đang có cân nhắc về việc hỗ trợ tài chính cho Hy lạp thông qua công ty Tài Chính Quốc Tế ( IFC ).
Nếu quyết định hỗ trợ này được đưa ra, WB sẽ vượt ra ngoài vai trò truyền thống của tổ chức này là hỗ trợ cho các nước thu nhập thấp.
WB đã hỗ trợ kỹ thuật cho Hy Lạp vào năm 2012, khi nền kinh tế nước này "loạng choạng" bởi cuộc khủng hoảng nợ. Trong một phát biểu mới đây, người phụ trách các hoạt động đầu tư quốc tế và các dịch vụ tư vấn của IFC, Dimitris Tsitsiragos, cho biết công ty này đang cân nhắc việc hỗ trợ tạm thời theo đề nghị của Chính phủ Hy Lạp. Ông nói lý do có sự cân nhắc đó là những gì đã diễn ra ở Hy Lạp trong 5 năm qua, tác động đến nền kinh tế, sự giảm sút GDP.
Ông Tsitsiragos cho biết mục tiêu là để nhà đầu tư tin tưởng hơn vào Hy Lạp. IFC hy vọng sẽ khuyến khích đầu tư tư nhân ở thời điểm mà các ngân hàng Hy Lạp vẫn chưa đủ sức hỗ trợ sự phát triển. Tuy nhiên, quan chức này nói rằng vẫn chưa rõ về số tiền tài trợ cho Hy Lạp và thời gian thực hiện.
Cũng liên quan đến việc cứu trợ Hy Lạp, phát biểu sau cuộc họp mới đây với Thống đốc Ngân hàng trung ương Hy Lạp, Yannis Stournaras, Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu phụ trách đồng euro, Valdis Dombrovskis nói việc tái cấp vốn cho bốn ngân hàng lớn của Hy Lạp cần được hoàn tất vào cuối năm nay như đã được dự kiến trong chương trình cứu trợ mới nhất của quốc tế dành cho nước này. Bốn ngân hàng sẽ được tái cấp vốn là National Bank of Greece, Piraeus, Alpha và Eurobank.
Ông Dombrovskis cũng nói việc cứu trợ các ngân hàng trên sẽ phụ thuộc vào việc đánh giá xem các biện pháp nghiêm ngặt mà các nhà tài trợ yêu cầu đang được thực hiện ra sao, cũng như kết quả sát hạch năng lực tài chính của các ngân hàng sẽ được Ngân hàng Trung ương châu Âu sớm công bố.
Một dự luật dự kiến sẽ được Quốc hội Hy Lạp đưa ra trong tuần này, trong đó đề ra các quy định về việc tái cấp vốn. Việc tái cấp vốn đã được dự tính tới trong thỏa thuận cứu trợ mới trị giá 86 tỷ euro (95 tỷ USD) đạt được vào tháng Bảy giữa Hy Lạp, các đối tác trong Khu vực sử dụng đồng euro và Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Thỏa thuận này dự kiến dành 25 tỷ euro cho việc cứu trợ các ngân hàng đối mặt với làn sóng rút vốn ồ ạt trong năm qua, khi tiến trình thương lượng về gói cứu trợ mới diễn ra.
Hi vọng rằng Ngân hàng thế giới sẽ can thiệp vào việc hỗ trợ Hy Lạp, giúp đất nước này vượt qua tình trạng khó khăn hiện tại cũng như đưa nền kinh tế của đất nước này đi vào theo đúng guồng quay mà lãnh đạo, nhân dân đất nước này mong muốn.
0 nhận xét: