Các nhà khoa học tuyên bố, rốt cuộc đã tìm ra đáp án cho câu hỏi muôn thuở "Gà có trước hay trứng có trước?". Câu trả lời của họ là kết quả của một trong số nhiều khám phá khoa học thú vị nhất từ trước tới nay.
ảnh minh họa
Con gà có trước quả trứng hay quả trứng sinh ra trước con gà? Suốt nhiều thế kỷ qua, câu hỏi này vẫn còn là một bí ẩn đối với các nhà triết học cũng như các nhà khoa học trên toàn thế giới. Tuy nhiên, mới đây các nhà khoa học Anh Quốc khẳng định họ đã tìm ra đáp án cuối cùng cho câu hỏi hóc búa này.
Vì cần phải có protein để tạo nên vỏ trứng, nên các nhà khoa học kết luận rằng, gà chắc chắn có trước trứng.
Các nhà khoa học tìm thấy một chất protein quan trọng cấu tạo nên vỏ trứng gà nhưng lại chỉ được tìm thấy trong buồng trứng của những cô gà mái.
Điều đó cũng có nghĩa là, trước khi hiện hữu trong thực tế, quả trứng phải ở bên trong con gà.
Chất protein đặc biệt này có tên là ovocledidin-17, hay OC-17, có tác dụng như một chất xúc tác đẩy nhanh sự phát triển của vỏ trứng. Chiếc vỏ cứng này chính là căn nhà chắc chắn cho lòng đỏ trứng đồng thời bảo vệ những chú gà con khi chúng lớn dần lên ở bên trong.
Các nhà khoa học thuộc hai trường đại học Sheffield và Warwick nước Anh đã sử dụng một máy tính cực mạnh có tên là HECToR để phóng to cấu tạo của một quả trứng. HECToR đã phát hiện ra rằng, OC-17 là một thành phần quyết định trong việc hình thành nên vỏ trứng.
Chính chất protein này đã biến canxi cacbonat thành các tinh thể canxit, nguyên liệu tạo nên vỏ trứng.
Mặc dù canxit được tìm thấy khá nhiều trong trứng và xương động vật, tuy nhiên các loài gà có thể tạo thành loại chất này nhanh hơn hẳn các loài khác. Trung bình mỗi cứ 24 giờ mỗi con gà mái có thể tạo ra 6 gam canxit trong vỏ trứng.
Các nhà khoa học tìm thấy một chất protein quan trọng cấu tạo nên vỏ trứng gà nhưng lại chỉ được tìm thấy trong buồng trứng của những cô gà mái.
Điều đó cũng có nghĩa là, trước khi hiện hữu trong thực tế, quả trứng phải ở bên trong con gà.
Chất protein đặc biệt này có tên là ovocledidin-17, hay OC-17, có tác dụng như một chất xúc tác đẩy nhanh sự phát triển của vỏ trứng. Chiếc vỏ cứng này chính là căn nhà chắc chắn cho lòng đỏ trứng đồng thời bảo vệ những chú gà con khi chúng lớn dần lên ở bên trong.
Các nhà khoa học thuộc hai trường đại học Sheffield và Warwick nước Anh đã sử dụng một máy tính cực mạnh có tên là HECToR để phóng to cấu tạo của một quả trứng. HECToR đã phát hiện ra rằng, OC-17 là một thành phần quyết định trong việc hình thành nên vỏ trứng.
Chính chất protein này đã biến canxi cacbonat thành các tinh thể canxit, nguyên liệu tạo nên vỏ trứng.
Mặc dù canxit được tìm thấy khá nhiều trong trứng và xương động vật, tuy nhiên các loài gà có thể tạo thành loại chất này nhanh hơn hẳn các loài khác. Trung bình mỗi cứ 24 giờ mỗi con gà mái có thể tạo ra 6 gam canxit trong vỏ trứng.
Tiến sỹ Colin Freeman, thuộc trường Đại học Sheffield nói: “Trong một thời gian dài nhiều người đã nghĩ rằng quả trứng có trước. Tuy nhiên, giờ đây chúng ta đã có những bằng chứng khoa học để khẳng định rằng, trên thực tế, con gà có trước quả trứng”.
Giáo sư John Harding, cũng thuộc trường Đại học Sheffield cho biết, phát hiện này có thể có rất nhiều những ứng dụng khác. "Tìm hiểu cách những chú gà tạo nên quả trứng không chỉ là một vấn đề lý thú mà còn có thể cung cấp những ý tưởng để tạo nên những vật liệu và quy trình mới”.
"Tự nhiên đã tìm thấy những giải pháp sáng tạo để giải quyết tất cả những vấn đề thuộc về khoa học và kỹ thuật vật liệu. Chúng ta có thể học được rất nhiều từ đó”, Giáo sư Harding nói.
Giáo sư John Harding, cũng thuộc trường Đại học Sheffield cho biết, phát hiện này có thể có rất nhiều những ứng dụng khác. "Tìm hiểu cách những chú gà tạo nên quả trứng không chỉ là một vấn đề lý thú mà còn có thể cung cấp những ý tưởng để tạo nên những vật liệu và quy trình mới”.
"Tự nhiên đã tìm thấy những giải pháp sáng tạo để giải quyết tất cả những vấn đề thuộc về khoa học và kỹ thuật vật liệu. Chúng ta có thể học được rất nhiều từ đó”, Giáo sư Harding nói.
Mỗi con sò điệp sở hữu tới 100 mắt. Tuy nhiên, với đường kính chỉ 1mm, những con mắt này rất đơn giản về mặt giải phẫu học và chỉ có thể phát hiện các thay đổi trong điều kiện đủ sáng.
Cá ngựa không có dạ dày. Ruột của chúng, vốn phá vỡ và hấp thụ các chất dinh dưỡng từ thức ăn, đảm nhiệm cả chức năng của dạ dày.
Những con cá mập trắng khổng lồ có thể sống thọ tới 50 tuổi.
Mỗi giây, bộ não của người thu nhận 11 triệu thông tin riêng rẽ, nhưng chỉ nhận biết được gần 40 mẩu tin trong số đó.
Một đám mây tích kích cỡ trung bình có trọng lượng gần bằng tổng cân nặng của 80 con voi.
Mặc dù không có ký ức, nhưng cây cối có khả năng nhận diện các họ hàng gần của chúng. Nhờ khả năng này, chúng sẽ phát triển bên cạnh nhau để lớn mạnh hơn.
Trên sao Kim xảy ra hiện tượng mưa tuyết kim loại. Cho tới nay, các nhà khoa học đã phát hiện 2 dạng tuyết kim loại đổ xuống thiên thể này là galena (quặng chì sulfua) và bismuthinite.
Nếu bạn có thể lái xe hơi đi không giới hạn tới bất kỳ đâu, với tốc độ trung bình 95,6km/h, bạn sẽ chỉ mất không đầy 6 tháng để tới được Mặt trăng.
Rãnh Mariana, phần sâu nhất của đại dương trên Trái đất, có chiều sâu hơn 11km, tức là bằng độ cao tổng cộng của 25 tòa nhà Empire State 102 tầng, lừng danh của Mỹ xếp chồng lên nhau.
Trái đất xoay tròn quanh trục của mình với vận tốc 1609km/h và di chuyển trong không gian với vận tốc khoảng 107.826km/h.
Một cái bắt tay làm lan truyền nhiều vi khuẩn hơn một nụ hôn.
Nếu không tính đến sức nóng ở lõi Trái đất, nếu bạn có thể khoan trực tiếp một lỗ xuyên qua hành tinh của chúng ta và nhảy vào đó, bạn sẽ mất chính xác là 42 phút và 12 giây để sang tới phía bên kia.
0 nhận xét: